Blog Công thức bánh 24H

Blog công thức bánh 24H, tổng hợp rất nhiều các công thức làm bánh hay, ý nghĩa, hữu ích, như bánh Âu, Bánh Nhật, Bánh kem, Bánh nướng...

Cách làm bánh quy không cần lò nướng

Bánh quy là loại bánh nhỏ ăn rất ngon được nhiều người làm và có nguồn gốc từ lâu đời. Bạn có thể làm bánh quy tại nhà với những hướng dẫn làm bánh quy tại nhà đơn giản. Thế bạn không có lò nướng thì sẽ xử lý như thế nào? Vậy nếu không có lò nướng thì bạn không làm được bánh quy chăng? Sao bạn không nghĩ đến cách làm bánh quy không cần lò nướng.

f:id:cachlambanh:20171207170851j:plain

Làm bánh quy không cần lò nướng? Có loại bánh thế sao? Những loại bánh quy đó là bánh quy nào? Tại sao lại không dùng lò nướng để làm bánh quy? 

Vậy làm như thế nào bạn có thể tham khảo thêm

Nguyên liệu:

- 60g bơ

- 155g bột mì

- 50g bột sắn

- 65g đường

- 65ml sữa

- 1 nhúm muối

- Dầu chiên

f:id:cachlambanh:20171207170851j:plain

Thực hiện:

- Trong một bát kết hợp bơ và sữa. Cho vào lò vi sóng trong 30 đến 60 giây, đến khi bơ tan chảy hoàn toàn.

- Thêm đường và trộn đều để hòa tan.

- Thêm bột sắn và muối trộn đều.

- Thêm bột mì, từng chút một và nhào cho đến khi bạn có được một hỗn hợp bột mềm nhưng không dính, giống như trong hình.

- Để bột nghỉ 30 phút.

Chia bột thành 4 nắm nhỏ. Sau đó cán bột thành miếng tròn, dày khoảng 1cm rồi dùng dao chia thành các miếng hình vuông cạnh 2,5cm.

Chiên theo từng lô trong dầu trên lửa vừa đến khi có màu vàng nâu thì vớt ra đĩa có giấy thấm dầu.

Món bánh này dùng với sữa rất ngon nguồn

Thế là xong món bánh quy không cần sử dụng lò nướng. Bạn hãy tham khảo thêm một món bánh quy nữa nhưng rất thơm và ngon 

Cách làm bánh quy vani giòn tan trong miệng

Nhâm nhi những chiếc bánh quy giòn tan, phảng phất hương vani với sữa hoặc cà phê sẽ vô cùng thú vị.

Nguyên liệu:

-1 ½ chén bột mì

- 1 muỗng cà phê baking soda

- 1 1/5 chén bơ lạnh, thái hạt lựu

- 1 ¼ chén đường nâu

- 2 ½ muỗng canh si rô ngô

- 1 quả trứng

- 1 muỗng cà phê vani

- Dây ruy băng

 

f:id:cachlambanh:20171207171008j:plain

Cách làm:

Bước 1: Làm nóng lò nướng đến nhiệt độ 170oC (340oF). Trộn bột mì, baking soda, đường và bơ trong một máy trộn đứng ở tốc độ thấp trong 5 phút.

Bước 2: Thêm si rô, trứng, vani vào rồi trộn tiếp ở tốc độ thấp cho đến khi các nguyên liệu tạo thành một khối bột mịn, hoàn thiện.

Bước 3: Cho bột ra khỏi bát trộn, viên thành khối bột tròn. (Nếu trong giai đoạn này bạn chưa cần dùng đến bột có thể dùng màng bọc thực phẩm bọc lại và để trong tủ lạnh đến 3 tháng)

Bước 4: Cho khối bột lên bàn đã được rắc ít bột mì chống dính. Dùng cán bột cán mỏng có độ dày 4mm. Rồi dùng khuôn cắt bánh quy hình trái tim để cắt bột. Phần bột thừa gom lại, tiếp tục cán mỏng và cắt tiếp cho đến khi hết.

Bước 5: Cho bánh lên khay đã lót sẵn giấy nướng rồi nướng bánh trong 10 phút.

Bước 5: Sau đó, cho bánh ra khỏi lò, để nguội một chút. Rồi sử dụng một cái ống hút, chọc vào phần gần trên đỉnh bánh quy để tạo lỗ rồi để bánh nguội hoàn toàn.

Rắc đường bột lên trên bánh quy vani và xỏ sợi ruy băng vào bánh để trang trí nguồn

Xem thêm: 

Cách làm giòn bánh quy bị ỉu cực kì dễ

Vậy là bạn đã biết được cách làm bánh quy đơn giản không cần lò nướng và bánh quy Vini thơm phức . Tuy nhiên bạn đã phân biệt được biscuit và cookie chưa? Bạn hãy cùng chúng tôi xem thêm nhé:

Cách phân biệt biscuit và cookie

Cùng được dịch sang tiếng Việt là bánh quy nhưng biscuit và cookie khác nhau rất nhiều đấy các bạn nhé!

Ngay từ khi mới xuất hiện, biscuit và cookie đã đến từ những nơi hoàn toàn khác nhau, ngay cả về hình dáng và hương vị cũng vậy.

Những chiếc bánh quy (biscuit) đầu tiên được nướng thành công ở Ba Tư (nay là Iran) trong thế kỷ thứ VII trước Công nguyên. Mặc dù xuất hiện từ sớm nhưng phải đến tận thế kỷ XII, XIII sau Công nguyên, khi cuộc xâm lược Ma – Rốc của người Tây Ban Nha diễn ra thì những công thức nấu ăn mới dần đến được với Châu Âu. Những chiếc bánh quy cũng vì thế mà được mang tới Châu Âu.

f:id:cachlambanh:20171207171134j:plain

Tuy nhiên, những chiếc bánh quy (biscuit) hiện nay thì lại bắt nguồn từ một phát minh của người Pháp, vào thế kỷ XIV những chiếc bánh quy xốp mềm với nhân hoa quả được bán trên khắp các đường phố ở Paris. Cái tên của bánh quy (biscuit) thực chất là một sự biến thể của từ nướng hai lần trong tiếng La Tinh (bis cotum) và sau này trở thành biscuit ở Anh và biscotti ở Ý. Ở thời kỳ nữ hoàng Elizabeth (nước Anh), những công thức dành cho biscuit đặc biệt phổ biến. Những chiếc biscuit truyền thống khá đơn giản, chúng nhẹ, xốp và ăn rất ngon nếu thưởng thức cùng với một chén trà. Nguyên liệu của biscuit cũng không quá cầu kỳ với thành phần chủ yếu gồm bột mì, muối, đường, kem, trứng và sữa.

Trong khi đó, những chiếc cookie lại được sinh ra từ xứ sở của những chiếc cối xay gió với cái tên được bắt nguồn từ một từ tiếng Hà Lan là “Koekje” nghĩa là một chiếc bánh nhỏ, tròn. Cái tên ấy cũng đã thể hiện toàn bộ những đặc điểm về chiếc bánh tròn được nướng một cách cẩn thận trong lò nướng. Xuất xứ từ Hà Lan, nhưng cookie chỉ thực sự nổi tiếng và được biết đến tại Mỹ khi Ruth Graves Wakefield (1905 – 1977) chủ cửa hàng Toll House, Whitman, bang Massachusetts sáng tạo ra. Khác với bánh cookie tại Hà Lan, những chiếc cookie này được chế biến cùng sô cô la chip. Cookie chỉ thực sự được chú ý đến nhiều hơn kể từ sau bài quảng cáo của Betty Crocker trên chương trình radio của bà. Cho đến nay, loại cookie sô cô la chip này vẫn được ưa chuộng hơn hẳn so với những loại cookie khác.

Ngày nay, sự khác biệt giữa hai loại bánh cookie của người Hà Lan và loại bánh mang tên La Tinh biscuit đã không còn được phân biệt rõ rệt. Tuy nhiên, người ta có thể nhận ra rằng cookie là một loại bánh phồng lên trong lúc nướng với hình tròn, nhỏ, còn biscuit được biết đến là một loại bánh không sử dụng bột nở trong quá trình chế biến (gần đây để làm được số lượng lớn hơn, người ta cũng có sử dụng men nở để chế biến loại bánh này). Vì vậy, hiện nay việc phân biệt rõ ràng giữa biscuit và cookie đã trở nên không hề đơn giản.

Khi người Châu Âu bắt đầu xâm lược Mỹ, hai từ “koekje” và biscuit cùng với sự vừa giống vừa khác nhau của chúng bắt đầu hòa trộn với nhau. Khi người Mỹ giải phóng đất nước thì cụm từ cookie bắt đầu được sử dụng ở đây như một loại bánh cứng và được nướng 2 lần. Chính điều này lại càng góp phần tạo nên sự nhầm lẫn giữa cookie và biscuit, dần dần nhiều nơi coi chúng như là một loại bánh và chẳng có mấy khác biệt. Trong từ điển Anh Mỹ hiện nay: cookie để chỉ một loại bánh nhỏ và phồng lên khi nướng còn biscuit thì dùng để nói chung tất cả các loại bánh cứng, giòn và được nướng lên. Đồng thời, biscuit còn có nghĩa là một chiếc bánh mì nhỏ làm từ bột mì được cuộn tròn, cắt nhỏ với kích cỡ bằng một cái thìa.

Quá trình di cư, giao thoa văn hóa giữa các quốc gia, châu lục đã góp phần ảnh hưởng không nhỏ tới lịch sử của cookie và biscuit. Xung quanh cái tên giản đơn “bánh quy” lại ẩn chứa những điều thật thú vị phải không các bạn? nguồn

Cuối cùng bạn đã phân biệt được bánh quy và bánh biscuit. Bạn hãy theo dõi chúng tôi để được cập nhật những thông tin mới nhất nhé. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn muốn học làm bánh ở một cơ sở dạy làm bánh chuyên nghiệp nhé.